#23 Cách để ghi chú lại những thông tin cần thiết mà không sợ thiếu hay thừa.
Chọn thông tin để lưu trữ lại cũng như khi ta đi siêu thị. Nhìn món đồ gì ta cũng muốn mua, nhưng phải luôn thận trọng để không mua trúng những món đồ không cần thiết. Cá nhân mọi người đều thường hay mua đồ nhiều hơn là những gì đã vạch ra sau khi đi siêu thị, vì ta thường hay nhìn qua những hàng vật phẩm khác nhau và nhận ra mình có thể cần cái này, hay là tưởng tượng cuộc sống sẽ tốt hơn bao nhiêu nếu có món đồ kia.
Thông tin bây giờ cũng như những món đồ được trưng bày trong siêu thị: Ngăn nắp, và hữu dụng. Một khi chúng ta đã vào chế độ “mua sắm” thông tin, ta đều mong muốn được ghi lại nhiều nhất có thể - một phần là vì suy nghĩ nó sẽ hữu dụng biết bao như khi đi siêu thị, một phần là vì bạn không cần phải trả cái giá nhất thời nào để có được nó. Vì vậy, việc lọc thông tin khi còn khó hơn cả việc đi mua sắm. Các thông tin nhìn bên ngoài đều rất có ích, và nó lại miễn phí - khiến chúng ta không muốn bỏ qua bất kì một mảnh thông tin nào.
Và cũng như mua sắm, ta cũng phải trả cái giá đắt khi ghi chú “quá nhiều.” Các mảnh thông tin đều được ghi lại và trở nên chất đống, khiến ta nghĩ cho các thông tin dần mất đi giá trị. Một khi thông tin đã mất đi giá trị trong mắt của chúng ta, tức là nó không đáng sử dụng lại. Và cũng vì thế, việc ghi chú cũng mất đi một nhiệm vụ rất quan trọng của nó - tính tái sử dụng.
Dù ghi chú có được tái sử dụng, các thông tin chất đống và không được lọc ra cũng sẽ tiêu tốn nhiều thời gian để mình đọc và xử lí lại thông tin. Ngoài ra chúng ta còn hay có thói quen “ghi chép làm ghi chú,” khiến thông tin càng khó sử dụng lại vì nó chưa phải là của mình, mà chỉ đơn thuần là những gì mình đi copy từ bên ngoài xuống. Vừa tốn thời gian đọc lại, vừa tốn thời gian để hiểu - sao không lên mạng tìm luôn cho dễ?
Cũng vì vậy mà chúng ta mới thấy việc giới hạn ghi chú của mình quan trọng tới cỡ nào. Chỉ bằng khi đó, ta có thể vừa giữ được những gì quan trọng, vừa có một giới hạn độ dài nhất định khiến việc đọc lại dễ dàng hơn.
Gần đây, mình đã có một dự án và buộc phải đi lụm nhặt thông tin từ rất nhiều nghiên cứu. Thay vì đi “mua sắm” thông tin vô tội vạ, mình đã tìm ra được cách ghi chú thông tin một cách hiệu quả mà mình có thể hoàn toàn quay lại và sử dụng.
Bằng cách ghi chú một ý tưởng xuất hiện độc lập trong bài nghiên cứu ở trong một tờ notecard, ta vừa tìm kiếm cách để “tái câu từ để hiểu,” vừa thách thức bản thân trong việc cái gì nên bỏ, cái gì nên lấy. Cụ thể toàn bộ quá trình ra sau:
Lắng nghe hoặc đọc qua thông tin có sẵn. Ở giai đoạn này, bạn khoan việc chủ động tương tác với thông tin, chỉ đi dọc qua nó và làm một vài chú thích nhất định để có thể thực hiện các bước sau dễ dàng hơn. Các chú thích có thể là đánh dấu một vài đoạn quan trọng, hay một câu ngắn để tóm tắt lại ý của một đoạn.
Nhìn kĩ hơn và chọn ra các ý tưởng độc lập của bài viết. Hầu hết các bài giảng, bài viết, cuộc hội thoại nào cũng có nhiều hơn một ý tưởng, một góc nhìn. Việc bạn chọn ra được các ý tưởng gây ấn tượng với bản thân và tách nó ra khỏi nhau cũng chính là một trong những bước quan trọng trong việc cá nhân hóa thông tin. Để thực hiện bước này, mình có thể viết ra giấy những khía cạnh, ý tưởng mà bài viết đã nói đến theo số thứ tự hay gạch đầu dòng.
Sau khi đã có số ý tưởng độc lập, bạn sẽ lấy ra các tờ notecard nhỏ khác nhau. Mỗi tờ notecard sẽ tương ứng và chỉ đựng duy nhất một ý tưởng. Tờ notecard này không nên lớn hơn lòng bàn tay chính ông cha còn hay có câu “dễ như trở bàn tay.” Tờ notecard có giới hạn phù hợp sẽ giúp bạn quyết định được thông tin cần thiết để ghi nhận lại. Với trên máy, bạn có thể chọn các cách khác như giới hạn số từ được ghi. Thật sự, sẽ không có một giới hạn về con số hay kích thước của một ghi chú. Tuy nhiên, một ghi chú dễ dàng đọc và sử dụng lại thường sẽ ở độ dài từ 200-300 từ.
Cuối cùng, bạn sẽ tạo ghi chú về ý tưởng đó trên tờ notecard. Trong quá trình này, bạn sẽ quay lại thông tin cũ để tìm kiếm thông tin liên quan tới ý tưởng, và viết lại trên ghi chú bằng câu chữ của bạn. Việc này có thể được thực hiện thông qua hai cách: Tóm tắt lại đoạn thông tin, hay giải thích thông tin về ý tưởng theo cách hiểu của bạn.
Từ đó, bạn vừa gặt hái được rất nhiều “giá trị” khác nhau từ một nguồn thông tin và không làm mất giá trị thật của nó khi nhìn từ bên ngoài. Ngoài ra, khi các ý tưởng độc lập được phân chia ra riêng mà không hề bị giới hạn bởi nguồn thông tin, ta có thể dễ dàng kết nối ghi chú này với các ghi chú khá - mặc kệ nó có cùng một nguồn thông tin hay không.
Ghi chú thông tin cũng như đi mua sắm. Mình sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức khi mua đúng và mua đủ, đồng thời cũng sẽ không phung phí khi mỗi món đồ mình mua đều được sử dụng hết công suất mà nó đã được đặt ra.